Cát Sâm xứ Kinh Bắc cung tiến cho vua nhà Nguyễn.

Cát Sâm xứ Kinh Bắc cung tiến cho vua nhà Nguyễn.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi: “sản xuất ở huyện Yên Thế, Cát Sâm sẵn ở đỉnh núi Chung Sơn”.
Bắc Giang vốn là xứ Kinh Bắc, còn huyện Tân Yên ngày nay là Yên Thế khi xưa. Núi Dành còn có tên khác là núi Chung, hay còn gọi là Chung Sơn. Vì thế mà có tên: Sâm Núi Dành hay sâm Chung Sơn.
Cây Sâm này có tên khoa học: Callerya speciosa
(Champ.) Schot. Thuộc họ Đậu.
Thường dùng rễ củ (Radix Callerya Speciosae) để làm thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bổ nhuận phế, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, nhức đầu, sốt, bí tiểu tiện.
Rễ củ chứa bột như củ khoai mì, có thể chế rượu. Cũng được dùng làm thuốc mát để bổ, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
Ở Trung Quốc, rễ cây này cũng được dùng làm thuốc với cái tên Ngưu đại lực (牛大力) để bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc dùng trị ho do phế hư, viêm gan, đau lưng chân, sản hậu hư nhược, tứ chi yếu mỏi, các chứng loét và mụn nhọt.
Tài liệu nước ngoài nghiên cứu cây này khá nhiều, hiện nay Việt Nam đã có 1 đề tài nghiên cứu loài Sâm này:
NHÂN GIỐNG CHO LOÀI SÂM NÚI DÀNH [CALLERYA SPECIOSA. (CHAMP.EX BENTH) SCHOT] PHÂN BỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG