Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

Bàng quang khí hóa là do thận dương điều chỉnh, thận dương suy sẽ ảnh hưởng đến bàng quang khí hóa bình thường. Nói vậy, tại sao ban ngày không tiểu nhiều, mà ban đêm lại tiểu nhiều?

Đặc điểm của người già tiểu đêm nhiều là số lần đi tiểu ban ngày không nhiều, lượng cũng không nhiều, nhưng sau khi ngủ phải dậy nhiều lần để tiểu tiện, hằng đêm ít là 2 - 3 lần, nhiều 4 - 5 lần, 7 - 8 lần… Việc này tuy không đau đớn, nhưng ảnh hưởng giấc ngủ nghiêm trọng.

Y học hiện đại cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều, do sinh lý: có thói quen uống nhiều nước, trà đậm, cà phê hoặc thuốc lợi tiểu trước khi ngủ…; do thần kinh: người rối loạn thần kinh hoặc căng thẳng (stress), khi bàng quang hơi căng phồng (ít hơn 300ml) lại có ý muốn tiểu, dẫn đến số lần bài niệu trong đêm gia tăng, thậm chí tạo thành thói quen tiểu đêm; do bệnh lý: rối loạn chức năng tim, thận, viêm thận. Đặc biệt là tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, vì xơ hóa tiểu động mạch thận, chức năng đào thải thận suy thoái, rất dễ xảy ra tiểu đêm nhiều.

nguoi-gia-tieu-dem-nhieu-can-bo-than-1

Cây hoàng kỳ

nguoi-gia-tieu-dem-nhieu-can-bo-than-2Hoàng kỳ

 

Thật tế, nếu do sinh lý chỉ cần thay đổi thói quen uống nước, do thần kinh chỉ cần loại bỏ trạng thái căng thẳng thì giải quyết được vấn đề. Do bệnh lý thì Tây y cho rằng do tiểu động mạch thận xơ hóa, chức năng đào thải suy giảm mà dẫn đến tiểu đêm nhiều, nhưng tại sao ban ngày lại không tiểu nhiều? Xem ra vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây tiểu đêm nhiều.

Đông y cho rằng, ban ngày thuộc dương, dương khí thịnh, thận dương tuy suy yếu nhưng có dương khí của tự nhiên “chống đỡ”, chứng hư suy không đến nỗi biểu hiện rõ. Thế nhưng, ban đêm thuộc âm, âm khí thịnh, không những không đạt tác dụng “chống đỡ”, trái lại âm hàn ban đêm quá thịnh mà gây tiêu hao dương khí cơ thể. Thận âm vốn bất túc, lại chịu ảnh hưởng của âm hàn ban đêm rồi gây ra hư suy, dẫn đến thận dương không đạt tác dụng “ôn ấm”, làm cho bàng quang khí hóa không bình thường tạo ra tiểu đêm nhiều.

Điều quan trọng hơn, căn cứ theo lý luận Đông y, việc chữa bằng thuốc, hoặc ăn uống, đều có hiệu quả tốt. Kiến nghị người có triệu chứng nặng hơn trước tiên dùng thuốc, hoặc thuốc và món ăn dùng chung. Bài thuốc như sau:

Hoàng kỳ 30g, sơn thù 10g, thục địa 15g, ngũ bội tử 10g, ngũ vị tử 6g, bạch quả 15g, tang phiêu tiêu 30g, khiếm thực 30g, kim anh tử 30g, đào nhân 10g, nhục quế 10g (bỏ sau). Sắc uống, ngày 1 thang.

nguoi-gia-tieu-dem-nhieu-can-bo-than-3Sơn thù

Có thể chọn một trong những món ăn dưới đây cùng có tác dụng ôn bổ thận dương:

 

Thịt cầy 1kg, nhục quế 20g. Cùng cho vào nồi, đổ nước ninh đến khi thịt nhừ, vớt ra. Bắc chảo lên bếp, cho vào thịt cầy, thêm muối, đường, rượu vang, hành, gừng, nước tương, hồ tiêu vừa đủ, rồi cho vào trở lại nước canh, ninh đến khi thấm vị thì hoàn tất. Dùng ăn vài ngày.

Thịt cầy 250g, thịt rùa 250g. Cùng hầm nhừ, sau khi nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng vài ngày.

Thịt rùa 250g, thịt gà giò trống 250g. Cùng hầm nhừ, sau khi nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng vài ngày.

Ruột gà trống vừa đủ. Ruột gà bổ ra, rửa sạch, sấy khô, tán mịn, sử dụng dần. Mỗi lần 10g, uống với nước ấm, ngày 2 lần, dùng liền 7 - 10 ngày.

Ba kích 15g, ruột gà 2 bộ. Ruột gà bổ ra, rửa sạch, cùng ba kích thêm nước nấu chung, cho đến khi ruột gà nhừ, nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng 2 lần hết trong ngày.

Tiểu hồi vừa đủ, nếp vừa đủ. tiểu hồi dùng muối rang, tán bột mịn, sử dụng dần. Nếp đồ thành xôi, ăn kèm với bột Tiểu hồi. Hằng ngày dùng khoảng 50g xôi.

Bàng quang heo 1 cái, bổ cốt chí 10g, ngũ vị tử 10g, nhục đậu khấu 10g, sơn thù 10g. Tất cả các vị thuốc bỏ vào bàng quang heo đã rửa sạch, dùng chỉ khâu kín miệng, cho vào nồi, thêm nước nấu khoảng 1 - 2 giờ kể từ lúc sôi, vớt ra, loại bỏ bã thuốc, thái lát thì dùng.

Đại táo 3 quả, hằng đêm ăn sống lúc 20 giờ, thì 21 giờ đi ngủ (sau khi ăn nếu miệng khát cũng không uống nước). Dùng liền 1 tháng. Trong thời gian ăn táo, kiêng dùng thức ăn mang tính kích thích.

 

DS.LY. BÀNG CẨM