BIỂN THƯỚC (401 – 310 trước CN)

      Nguyên tên là Tần Việt Nhân, người Châu Mạc, huyện Bột, Hải, nước Tề, vào đầu thời chiến Quốc. Lúc thiếu thời, từng làm Xá trưởng (quản lý khách sạn), ông là người nhiệt tình, siêng năng hiếu học. Lúc đó danh y Trương Tang Quân thường đến ở trọ, được Biển Thước phục vụ chu đáo. Biển Thước có lòng bái sư cầu học. Trương Tang Quân chịu khó truyền dạy nhiều kỹ thuật trị bệnh, đặc biệt là phép xem mạch. Biển thuở dần dần học được y thuật cao siêu.

    Biển Thước chu du các nước trị bệnh cho dân chúng. Ông kết hợp kinh nghiệm thực tiễn của bản thân với kinh nghiệm của người xưa hình thành trọn phương pháp chẩn đoán : vọng, văn, vấn, thiết (xem, nghe, hỏi, bắt mạch). Đến ngày nay phương pháp này vẫn còn được dùng. Theo truyền thuyết, Biển Thước trị bệnh cho người ta, hễ uống thuốc vào thì bệnh khỏi, vang danh khắp các nước. Người nước Triệu bèn lấy tên danh y thời Hoàng Đế xưa là Biển Thước để đặt tdanh hiệu cho ông.

Một lần, Biển Thước đến nước Tề, thấy Tề Hòan hầu, biết được Tề Hoàn hầu mắc bệnh, ông khuyên nên điều trị sớm và nói: ‘Bây giờ bệnh Ngài không nặng chỉ ở ngoài da trị mau khỏi lắm’. Nhưng Tề hầu không tin. Vài ngày sau Biển Thước thấy bệnh của hầu phát triển nhanh bèn báo động và nói: ‘Bệnh lý của Ngài đà vào huyết mạch nếu không trị e sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Tề hầu khinh thường vẫn không chịu điều trị. Sau đó vài ngày Biển Thước vẫn dùng phép vọng chẩn (xem sắc mặt), lại nói: ‘Bệnh của ngài đã xâm nhập vào bộ tiêu hóa, nếu không uống thuốc, sẽ tiếp tục nặng thêm lên’. Tề hầu không tin lời khuyến cáo của Biển Thước nhất định không để cho Biển Thước trị bệnh.

Sau hơn mười ngày, Biển Thước lại nhìn Tề hầu, nhưng lần này không nói lời nào mà bỏ chạy. Tề hầu lấy làm lại sai người đuổi theo hạch hỏi. Biển Thước nói: bệnh của Tề hầu nay đã nặng đến độ không còn dùng thuốc được nữa, cho nên tôi không khuyến cáo hầu nữa. Quả nhiên sau đó không lâu, Tề hầu phát bệnh, sai người mời Biển Thước thì Biển Thước đã rời nước Tề rồi. Lần khác, Biển Thước đến nước Quắc hành nghề, đúng lúc gặp dân đang lo tang sự cho thái tử Sau khi hỏi thăm rành rẽ, Biển Thước biết rằng thái tử chết vì bạo bênh mới nửa ngày, còn chưa liệm. Biển Thực căn cứ bệnh trạng suy đoán rằng thải tử có thể mác chứng Thi Nghịch, không phải chết thật, liền châm một kim vào huyệt Bách hội trên đỉnh đầu. Một chốc sau, thái tử dần dần tỉnh lại. Biển Thước tiếp tục kê đơn cho thái tử uống thuốc để mau bình phục. Mọi người đều cho Biển Thước là thần y.

Biển Thước là một thầy thuốc được nhân dân mến chuộng, vì vậy ông bị bọn lang băm và quan y ganh ghét. Về già, Biển Thước đến nước Tần hành nghề, bị quan Thái y nước Tề là Lý Ê sai người giết hại.