Cây thuốc vị thuốc

Khoai tây - Thuốc quý, chữa nhiều bệnh

Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L., khoai tây chủ yếu được dùng làm lương thực, chế tinh bột dùng trong lương thực, công nghiệp chế cồn, hồ giấy, hồ vải, công nghiệp dược phẩm.

Một số nước trên thế giới đã dùng khoai tây để chữa một số bệnh về tim mạch và tiêu hóa có kết quả như ở Nga, Ailen, Thụy Điển, Mỹ.

Khoai tây chữa một số bệnh sau đây:

- Sốt do say nắng: Dùng củ giã đắp hai bên thái dương và trán (kinh nghiệm Tuynidi).

- Đau tim: luộc củ ăn thường xuyên (kinh nghiệm dân gian Nga).

Cỏ mực nhuận huyết, giải độc

Cỏ mực còn có tên gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo. Tên khoa học là Eckipja prortraja, là loại cây nhỏ, mọc hoang ở nhiều nơi, dân gian thường dùng để làm thuốc cầm máu. Theo Ðông y, cỏ mực vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát gan, cầm máu, giải độc, chống viêm và chống dị ứng. Cỏ mực được dùng để điều trị sốt xuất huyết, sốt phát ban, bệnh sởi, Rubella, trĩ, viêm lợi, loét lưỡi, viêm mũi dị ứng, viêm họng, rong huyết, viêm gan… Dùng tươi hoặc phơi khô dưới dạng thuốc sắc, có thể giã tươi lấy nước uống.

TRI MẪU TRỊ SỐT CAO, CHỨNG TIÊU KHÁT

SKĐS - Tri mẫu là rễ phơi khô của cây tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge.), thuộc họ hành tỏi (Alliaceae).

Các loại quả họ cam làm thuốc

 Các cây họ cam là loại cây trồng phổ biến ở nước ta, đã trở thành đặc sản, như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phú Diễn, bưởi Năm Roi, cam Bố Hạ, cam Canh… Các cây họ cam không những là các cây ăn quả, làm cảnh như quất mà còn là các cây làm thuốc có giá trị. Chỉ thực là quả còn non của  cây cam ngọt hoặc cam chua. Theo Đông y, chỉ thực có vị đắng tính hàn, có tác dụng tiêu tích trệ ở đường tiêu hóa, được dùng khi bụng đầy trướng, ăn uống khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bí kết, lỵ lâu ngày. Có thể tán bột mịn, mỗi ngày uống 4 - 12g, chiêu với nước cơm.

Củ riềng: ôn trung tán hàn, mạnh tỳ vị

Riềng là loại cây gia vị và làm thuốc. Về mặt ẩm thực, riềng luôn được nhắc tới với những món như: thịt dê nộm, thịt chó nhựa mận, chân giò nấu chuối xanh, cá kho đồng… Theo y học cổ truyền, riềng tính ấm, tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau trừ thấp, kiện tỳ vị, là vị thuốc tốt đối với những trường hợp tỳ vị hư hàn có biểu hiện: đau bụng âm ỉ, đầy bụng phân lỏng, ăn uống rất ít, chân tay yếu mềm, cơ thể suy nhược… Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng.

Bạch chỉ - Vị thuốc quý

 

Lá lốt – thần dược chữa bệnh từ dân gian

Lá lốt không chỉ có thể sử dụng làm thực phẩm mà còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem sao.

Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

Khi trái gió trở trời xương khớp thường hay có dấu hiệu đau nhức rất khó chịu, chúng ta có thể dùng lá lốt để loại bỏ những cơn khó chịu đó.

Cây hồng bì và tác dụng chữa bệnh của nó

Quả hồng bì thường rộ vào mùa hè. Nó là loại quả ăn vặt rất được giới trẻ yêu thích. Ngoài ra thì cây hồng bì còn được biết đến như một loại cây chữa bệnh hiệu quả. Bộ phận dùng đê làm thuốc chữa bệnh bao gồm : quả, rễ, lá và hạt.

Hồng bì hay còn gọi là quất hồng bì được trồng nhiều ở miền Bắc, cây hồng bì thường mọc cao khoảng 3-8m, có lá nhẵn màu xanh thẫm, hoa màu trắng mọc thành chùm ở ngọn cành thường nở vào tháng 3, mùa quả tháng 6-10. Vỏ quả có lông, có nhiều hạt, thịt ngọt thơm có vị chua ngọt rất dễ ăn.

Dùng hạt gấc đúng cách có thể chữa rất nhiều bệnh

Quả gấc là loại quả phổ biến ở nước ta. Dầu gấc được biết đến với rất nhiều công dụng như chữa mụn nhọt, sưng tấy tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng. Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì không phải ai cũng có thể sử dụng được gấc. Trong một số trường hợp thì nó lại có thể khiến người dùng bị ngộ độc.

10 công dụng nên thử của lá tre

Đã từ rất lâu, cây tre là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Ngoài ra, tre cũng là cây cho nhiều vị thuốc quý, cụ thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.

Cây tre có tên khác là tre gai, tre nhà. Bộ phận dùng làm thuốc là (lá tre) tên thuốc là trúc diệp. Lá tre chứa chlorophyll, cholin…Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách “Danh y biệt lục”, cách nay khoảng 1500 năm.